CÁCH ĐỊNH GIÁ CHO MENU QUÁN KARAOKE

07-15-2021

 

Cách định giá cho menu quán KARAOKE

 

Định giá menu quán karaoke là cả một nghệ thuật và khoa học kinh doanh. Là một bước quan trọng trước khi tạo menu cho quán karaoke của chính mình. Định giá tốt sẽ góp phần giúp quán có được mức lợi nhuận như mong muốn. Vậy chúng ta phải làm thế nào để định giá tốt?

Ra giá là tùy thuộc vào quyền của quán karaoke, nhưng các bạn phải nhớ "giá của quán góp phần quan trọng trong việc quyết định của khách hàng có lựa chọn quán karaoke của bạn hay không". Và điều tất nhiên là giá sẽ tác động đến lợi nhuận của quán. Mặc dù không có cách tính chính xác để định giá menu, nhưng cách tính sau đây có thể cho các bạn tham khảo để quyết định đưa ra định giá cho đồ uống trên menu.

 

Cách 1 : Định giá theo đối thủ cạnh tranh

Đây là cách đơn giản và dễ làm và hầu như được các chủ quán áp dụng. Sử dụng cách này để định giá dựa trên giá thị trường hoặc giá "chạy theo" đối thủ cạnh tranh. Thông thường thì chủ quán sẽ căn cứ vào giá của đối thủ cạnh tranh và mức độ đầu tư cũng như những điểm mạnh của quán mình làm cơ sở. Nếu quán của mình có quy mô hoặc mức đầu tư ngang tầm với đối thủ cạnh tranh, bạn có thể để giá nhỏ hơn hoặc bằng đối thủ. Nếu quán karaoke của bạn có lợi thế hơn như vị trí đắc địa hơn, quán được đầu tư đẳng cấp hoành tráng hơn thì bạn có thể để giá cao hơn tương ứng, vì đương nhiên giá tại một quán karaoke ba sao sẽ khác giá tại một quán karaoke năm sao. Ví dụ một đĩa hoa quả quán khác bán 150.000 đ, tuy nhiên quán bạn nằm ở trung tâm hơn, đầu tư đẹp hơn, đĩa hoa quả cũng bày loại đẳng cấp hơn thì bạn có thể để 200.000 đ cũng được.dụng E-menu của các quán cafe hiện na

Cách 2 : Định giá theo chi phí và lợi nhuận

Chi phí trực tiếp bạn nhập đồ uống : chi phí bia rượu hoa quả shisha...

Chi phí đồ uống gián tiếp : là chi phí không bao gồm các thành phần thực tế tạo nên đồ uống mà là giá trị tăng thêm như thương hiệu, chất lượng dịch vụ, độ ngon của thức uống và mô hình của quán. Điều này cho phép quán tính giá cao hơn đối thủ mà vẫn được thực khách chấp nhận

Chi phí khác : là những chi phí gồm khấu hao mặt bằng, chi phí dành cho đầu tư trang thiết bị, chi phí thiết bị, chi phí bán hàng, nhân sự vận hành của quán (bảo vệ, thu ngân, nhân viên phục vụ,…). Mặc dù những chi phí này được tính trong tổng chi phí hoạt động của quán, nhưng nó lại tạo ra giá trị gia tăng quyết định đến giá đồ uống.

Biến phí : chịu ảnh hưởng khi có sự khác biệt về chất lượng đồ uống dễ thay đổi theo mùa. Ví dụ như mưa bão, các loại trái cây giảm nguồn cung dẫn đến giá tăng và giá nguyên liệu đầu vào sẽ tăng theo. Do đó, người kinh doanh quán cafe phải thiết lập giá cao hơn cho những đồ uống có nguyên liệu giá dễ biến đổi.

Mức lợi nhuận mong muốn : cần xác định mức lợi nhuận mong muốn với từng món theo giá trị tương đối (tỉ lệ %) hay giá trị tuyệt đối (lợi nhuận so với giá vốn/món)

 

Cách 3 : Định giá theo nhu cầu và khả năng chi trả (định giá theo marketing)

Đây là phương pháp đòi hỏi sự nghiên cứu về nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng nhiều nhất. Nếu cung nhiều và cầu ít thì giá sẽ giảm và ngược lại. Ví dụ như số lượng khách đông hơn khả năng đắp ứng của quán bạn có thể để giá cao hơn. Hoặc là chỉ có một nơi duy nhất kinh doanh karaoke dẫn thì hiện tưởng giá sẽ bị đẩy cao lên. Mặt khác, quán karaoke sở hữu những món đồ uống đặc sắc và có không gian kiến trúc độc đáo và mới lạ mà những quán khác không có thì vẫn có thể định giá cao.

Chính vì vậy, hãy nghiên cứu thị trường thật kỹ và nền tảng khách hàng trước khi quyết định giá. Điều này sẽ giúp bạn biết giá nào áp dụng cho món đồ uống quá cao hay quá thấp. Nhưng chúng ta hãy tạo giá cạnh tranh, hợp lý và chắc chắn rằng bạn đã định giá phù hợp với các giá trị đã cung cấp cho thực khách

 

 

 

 

 

 

Các video hướng dẫn